Cây rau má, có tên khoa học là Centella asiatica, là một loại cây thân thảo nhỏ thuộc họ Apiaceae (họ Cỏ ngọt). Dưới đây là một số đặc điểm của cây rau má:
- Chiều cao: Cây rau má thường có chiều cao từ 10 đến 30 cm, tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó có thể cao hơn.
- Lá: Rau má có lá nhỏ, hình tròn hoặc hình tim, có các đường gân rõ ràng. Màu sắc của lá có thể là xanh đậm hoặc xanh nhạt, tùy thuộc vào biến thể của cây.
- Thân: Thân của cây rau má mềm mại, thường mọc thẳng lên từ gốc. Thân có màu xanh và có một số đốt trên bề mặt.
- Hoa: Rau má có hoa nhỏ, màu trắng hoặc hồng nhạt, mọc thành chùm nhỏ ở đầu cây. Hoa rau má thường không nổi bật và không có mùi hương đặc trưng.
- Quả: Quả của rau má có hình dạng giống như một hình trụ nhỏ, có màu xanh hoặc nâu khi chín. Tuy nhiên, quả của rau má không được sử dụng rộng rãi như lá của nó.
- Phân bố: Rau má có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, nhưng hiện nay được trồng và phân bố rộng rãi trên khắp thế giới.
Cây rau má được sử dụng rộng rãi trong y học dân gian và là thành phần chính trong nhiều sản phẩm chăm sóc da và dược phẩm. Cây có sự thích nghi tốt với nhiều loại đất và có khả năng tự nhiên hoá. Nó thường được trồng như một loại cây trang trí trong vườn hoặc trong chậu.
Tác dụng của rau má
- Bổ dưỡng và giàu chất dinh dưỡng
- Tăng cường sức khỏe tim mạch
- Chống viêm và chống ung thư
- Hỗ trợ tiêu hóa
- Lợi cho da và tóc
- Hỗ trợ hệ thần kinh
Các loại nước ép rau má mix
1. Nước ép rau má đậu xanh
Nguyên liệu: 100g rau má, 200g đậu xanh đã bỏ vỏ, 300ml.nước lọc, một chút muối trắng, 1 muỗng đường (tuỳ theo sở thích bạn có thể tuỳ chỉnh tăng giảm lượng đường).
Cách làm:
Bước 1: Rau má tươi rửa sạch, để ráo nước. Đổ 300ml nước chuẩn bị.+ rau má + 1 vài hạt muối sau đó dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn, lược nước cho vào cốc, lọc bỏ phần bã.
Bước 2: Đậu xanh rửa sạch và ngâm trong nước ấm khoảng 1-2 tiếng. Sau đó, vớt ra để ráo nước, cho.một chút muối + 1 chút nước lọc nấu trong khoảng 10-15 phút. Đậu chín và đem ra xay nhuyễn.
Bước 3: Cho hỗn hợp đậu xanh xay nhuyễn cùng nước rau má đã lọc vào cốc + thêm chút đường, đá (tuỳ theo sở thích), khuấy đều lên thưởng thức. Uống 1-2 ly nước ép rau má mix đậu xanh mỗi ngày sẽ giúp bạn có một cơ thể khoẻ mạnh, tinh thần sảng khoái cho một ngày làm việc hiệu quả.
Ngoài ra, nếu thích vị thơm, béo ngậy của sữa dừa, bạn có thể mix thêm.chút sữa đặc + nước cốt dừa, để có ngay lý nước rau má đậu xanh sữa dừa thơm, ngon.
>> Xem thêm cách làm trà dâu
2. Nước ép rau má mix đậu đỏ
Nguyên liệu: 100g rau má, 200g đậu đỏ, 300ml nước lọc, một chút.muối trắng, 1 muỗng đường (tuỳ theo sở thích bạn có thể tuỳ chỉnh tăng giảm lượng đường).
Cách làm:
- Rau má rửa sạch và xay nhuyễn. Xay đến khi hỗn hợp xịn, sánh.thì cho vào túi vải lọc lấy nước và bỏ bã. Sau đó, cho thêm chút đường vào khuấy đều.
- Đậu đỏ mua về rửa sạch. Ngâm với nước ấm khoảng 1-2 tiếng. Sau đó, đem đi nấu chín và xay nhuyễn.
- Cho đậu đỏ đã xay vào ly + nước rau má, khuyấy đều lên thưởng thức. Ngon hơn khi uống với đá.
Tượng tự, để làm nước rau má đậu đỏ sữa dừa, bạn cần thêm.nguyên liệu là nước cốt dừa và sữa đặc. Pha đều nước cốt dừa + sữa đặc theo tỷ lệ.(bạn muốn) + nước, khuấy đều và đun sôi thu được nước sữa dừa.
3. Nước ép rau má dứa
Không chỉ giúp cải thiện hệ miễn dịch trong cơ thể, tăng cường sức khoẻ, mà nước rau ép rau má với dứa còn rất hiệu quả trong việc giảm cân. Vị thanh mát của rau má hoà cùng vị chua chua, thanh ngọt nhiều vitamin C của dứa, tạo nên một nước uống siêu ngon mà các chị em không nên bỏ qua.
Nguyên liệu: 100g rau má, 1 bỏ dứa, ½ quả chanh, đường, đá, nước lọc.
Cách làm:
- Làm sạch dứa (rửa, loại bỏ phần vỏ và mắt dứa), thái miếng nhỏ để xay nhuyễn lấy nước. Chanh vắt lấy nước cốt.
- Với rau má, làm tương tự như bước 1 của cách làm nước ép rau má đậu xanh (rửa sạch, xay nhuyễn, lấy nước, lọc bỏ phần bã).
- Cho nước rau má và nước dứa đã lọc + một ít nước cốt chanh (khoảng ½ muỗng cà phê) + chút đường, đá vào cốc, khuấy đều thưởng thức.
4. Nước ép rau má mix cà rốt
Nguyên liệu: 100g rau má, 2 củ cà rốt, ½ quả chanh, đường, đá, muối trắng, nước lọc.
Cách làm:
- Làm sạch cà rốt (cạo vỏ sạch), xay nhuyễn, bỏ bã, lấy nước.
- Với rau má, làm tương tự như bước 1 của cách làm nước ép rau má đậu xanh (rửa sạch, xay nhuyễn, lấy nước, lọc bỏ phần bã). Đừng quên bỏ thêm chút nước lọc cho dễ xay và lọc bã hiệu quả hơn nhé !
- Cho hỗn hợp nước rau má + nước cà rốt vừa mời xay vào cốc. Thêm đá, đường và thưởng thức. Có thể uống thêm với chanh.
5. Nước ép rau má vị khoai môn
Nguyên liệu: 100g rau má tươi, Bột sữa royal: 50g, Bột sữa khoai môn: 70g, Nước cốt dừa lon: 20ml, Nước nóng: 100m, hoặc bạn có thể sử dụng củ khoai môn; nước lọc, đường, muối ăn.
Cách làm:
- Cho 50g bột sữa royal cùng với 70g bột sữa khoai môn hòa tan cùng 100ml nước nóng. Sau đó cho thêm 20ml nước cốt dừa khuấy đều để tất cả hòa quyện lại là hoàn thành cốt khoai môn.
- Làm nước cốt khoai môn từ củ: Khoai môn gọt hết vỏ, rửa sạch sau đó cắt thành miếng nhỏ. Ngâm với nước muối loãng khoảng 2 tiếng, rồi vớt ra rổ để ráo nước. Cho khoai vào nồi + nước + chút đường, sữa tươi + vài hạt muối để tăng vị ngọt, béo cho khoai. Khoai chín mang ra xay nhuyễn.
- Với rau má, làm tương tự như bước 1 của cách làm nước ép rau má đậu xanh (rửa sạch, xay nhuyễn, lấy nước, lọc bỏ phần bã).
- Cho nước cốt khoai môn + nước rau má vào ly, khuấy đều lên thưởng thức. Có thể cho thêm đá
6. Nước ép rau má dưa hấu
Nguyên liệu: 100g rau má tươi, dưa hấu, nước lọc, đường, muối ăn, 1 chút đá viên.
Cách làm:
- Dưa hấu cắt bỏ phần cùi trắng và hạt, cho vào máy xay nhuyễn.
- Với rau má, làm tương tự như bước 1 của cách làm nước ép rau má đậu xanh (rửa sạch, xay nhuyễn, lấy nước, lọc bỏ phần bã).
- Cho nước dưa hấu và nước rau mới xay vào cốc, cho thêm chút đường, đá, vài giọt cốt chanh lên trên (tuỳ theo sở thích). Khuấy đều và thưởng thức
7. Nước ép rau má mix táo
Nguyên liệu: 100g rau má tươi, táo, nước cốt chanh (1/2 muỗng cà phê), đá viên, ly, cốc, bình pha chế, máy xay sinh tố hoặc máy ép hoa quả.
Cách làm:
- Táo gọt vỏ, bỏ lõi, xắt miếng nhỏ. Sau đó, cho táo vào máy ép lấy nước cốt.
- Với rau má, làm tương tự như bước 1 của cách làm nước ép rau má đậu xanh (rửa sạch, xay nhuyễn, lấy nước, lọc bỏ phần bã).
- Cho nước cốt táo và nước rau mới xay vào cốc, cho thêm chút đường, đá, vài giọt cốt chanh lên trên (tuỳ theo sở thích). Khuấy đều và thưởng thức.
Rau má và táo đều giàu hàm lượng nước, vitamin và các khoáng chất,… có lợi cho sức khoẻ. Mỗi ngày một ly nước ép rau má với táo không chỉ giúp bạn thanh nhiệt vào mùa hè mà còn làm đẹp da và ngăn ngừa nguy cơ bị các bệnh tim mạch, hạ huyết áp, ung thư…
Uống nước ép rau má đúng cách như thế nào?
Nước ép rau má tuy có nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ, nhưng không phải uống càng nhiều thì sẽ càng tốt. Để đảm bảo phát huy tốt nhất tác dụng của thực phẩm này đối với sức khoẻ thì hãy lưu ý những điều sau:
- Nước ép rau má, rau má mix sử dụng tốt nhất và ngon nhất trong vòng 30 phút sau khi ép.
- Nên uống nước rau má trong khoảng thời gian 10 giờ sáng và 13 giờ chiều, để cung cấp tốt nhất lượng nước và dưỡng chất cho cơ thể vận động trong ngày.
- Người bị yếu bụng chỉ nên ăn vài lá rau má hoặc khi ăn phải kèm theo lát gừng sống. Hạn chế uống với phụ nữ đang mang thai.
- Không nên uống nước rau má quá nhiều trong ngày. Tốt nhất chỉ khoảng 40g rau má/ngày. Nếu uống liên tục trong 1 tháng, thì nên tạm ngừng uống 15 ngày tiếp theo sau đó mới uống tiếp.
- Nước rau má không thể thay thể nước lọc. Do vậy, ngoài rau má, cung cấp 2 lít nước lọc/ngày cho cơ thể là điều cần thiết.
- Không nên uống nước rau má sau đó đi ra trời nóng ngay, như vậy dễ dẫn đến tình trạng ngất, bất tỉnh,…
Nước ép rau má mix không chỉ giúp cung cấp lượng chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể như vitamin A, vitamin C, sắt và chất xơ, mà còn có tác dụng thanh lọc cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm thiểu tác động của các gốc tự do. Vậy hãy cùng Anhemfood.com thưởng thức một ly nước ép rau má mix, cảm nhận hương vị tự nhiên và hấp dẫn của nó, đồng thời tận hưởng những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại cho sức khỏe của chúng ta.