Bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ và bánh mì Việt Nam là hai loại bánh mì có nguồn gốc và phong cách làm khác nhau, mang đến hai trải nghiệm ẩm thực độc đáo.
- Nguyên liệu và cách làm: Bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ thường được làm từ bột mì, men nở, nước, muối và dầu ô liu. Quá trình làm bánh yêu cầu kỹ thuật tạo hình và nướng chuyên nghiệp để có được hình dáng đặc trưng của bánh. Trong khi đó, bánh mì Việt Nam thường sử dụng bột mì, men nở, nước và muối, và có nhiều biến thể với nguyên liệu khác nhau như bột gạo, bột nếp, bột mì đen.
- Hình dáng: Bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ có hình dáng dẹp, dài và mỏng, thường được làm thành các chiếc thuyền hay hình chữ nhật dẹp. Trái lại, bánh mì Việt Nam có hình dáng tròn, dài và thường có vỏ giòn.
- Phong cách ăn: Bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ thường được ăn như một món ăn chính, với các loại topping như thịt, rau, phô mai được đặt trên bề mặt bánh. Bánh mì Việt Nam thường được ăn như một món ăn vặt, thường kèm theo pate, thịt, chả, đồ chua và gia vị như sốt mayonnaise hoặc sốt tiêu.
- Hương vị: Bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ có hương vị đặc trưng của dầu ô liu và các loại topping như thịt nướng, rau và phô mai. Bánh mì Việt Nam có hương vị đa dạng từ vị giòn của vỏ bánh đến hương vị của các nguyên liệu như pate, thịt, chả và đồ chua.
Mặc dù có những khác biệt về nguyên liệu, hình dáng và phong cách ăn, cả bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ và bánh mì Việt Nam đều là những món ăn ngon và độc đáo, thể hiện nét văn hóa ẩm thực của hai quốc gia.
Hướng dẫn cách làm bánh mì thổ nhĩ kỳ chuẩn vị, ngon nhất
Không giống như các món bánh mì khác “sớm nở tối tàn”, món bánh mì thổ nhĩ kỳ được rất nhiều người yêu thích. Nó phát triển rầm rộ và chưa bao giờ có dấu hiệu hạ nhiệt. Về cơ bản thì món bánh mì này không quá khó làm, bạn có thể học ngay công thức làm món bánh mì này tại nhà để chiêu đãi người thân yêu hoặc để mở cửa hàng kinh doanh, bán bánh mì.
>> Tìm hiểu thêm về bánh mì Việt Nam
Cách làm vỏ bánh mì thổ nhĩ kỳ
Vỏ bánh mì được xem là yếu tố đầu tiên, bạn cần phải chuẩn bị trong khâu làm món bánh mì này. Các làm vỏ bánh mì rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu và thực hiện theo đúng quy trình, bước làm sau
Bước 1: Trộn bột
Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị làm vỏ bánh mì gồm bột mì, bột nở, muối, bơ, phụ gia và nước vào một âu đựng
Sau đó, trộn bột lại với nhau cho đến khi hỗn hợp hỗn hợp đồng nhất và mịn mượt. Bạn có thể kiểm tra bằng cách kéo bột căng trên đầu ngón tay, nếu bột mỏng mịn, không bị rách là đạt
Bước 2: Ủ bột
Tiếp đó, bạn dùng màng bọc thực phẩm che kín âu bột lại rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh
Thời gian ủ bột trong khoảng 60 phút với nhiệt độ 30 độ C, độ ẩm 80%
Bước 3: Tạo hình bánh
Sau khi đủ thời gian trên, bạn lấy bột ra sẽ thấy bột nở gấp x2, x3 lần. Tiếp tục, cho một lớp bột khô lên mặt phẳng bàn làm bột áo chống dính
Tiếp đó, lấy bột ra và cán bột thành miếng bột mỏng đều hình tròn là xong công đoạn tạo hình bánh
Bước 4: Nướng bánh
Cho phần bánh đã tạo hình vào khay nướng (nhớ lót sẵn giấy chống dính lên bề mặt khay nướng)
Bật lò nướng ở nhiệt độ 200 độ C trước 10 phút để làm nóng lò, rồi cho bánh vào. Khi cho khay bánh vào, bạn nhớ giảm nhiệt độ lò xuống 180 độ C để bánh nướng chín vàng đều và thời gian nướng bánh khoảng 15 phút
Như vậy, chỉ với 4 bước đơn giản bên trên bạn đã làm xong phần vỏ bánh mì rồi đấy. Vỏ bánh mì sau khi nướng sẽ chín vàng đều 2 mặt, vỏ giòn, thơm mùi bơ
Cách ướp thịt bánh mì thổ nhĩ kỳ
Nhân thịt nướng bánh mì được xem như là “linh hồn” của bánh mì thổ nhĩ kỳ. Nó quyết định đến 60% độ thơm ngon của chiếc bánh. Vậy làm thế nào để chế biến được nhân bánh mì thơm ngon, học ngay cách ướp thịt làm bánh sau đây nhé
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 10kg thịt nạc vai
- 3 thìa bột ớt
- 2 thìa bột tiêu
- 2 thìa bột quế
- 3 lòng đỏ trứng gà
- 3 thìa mật ong
- 5 thìa gia vị
Lưu ý:
Chắc hẳn khi thấy nguyên liệu trên, bạn sẽ thắc mắc về công dụng của chúng, phải không nào ? Tại sao chúng lại được đề cập đến trong cách làm bánh mì thổ nhĩ kỳ. Bởi vì:
Lựa chọn phần thịt nạc vai, có cả mỡ và nạc (30% mỡ, 70% nạc) khi nướng thịt sẽ không bị khô. Phần thịt nướng sẽ óng mền và ngon hơn
Lựa chọn gia vị ướp thịt doner kebab sẽ giúp bạn ướp thịt nhanh và chuẩn vị hơn, tiết kiệm thời gian và công sức
Lòng đỏ trứng gà và mật ong sẽ đem lại màu vàng óng vô cùng hấp dẫn cho cây thịt nướng doner kebab của bạn.
Các bước thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Đầu tiên, bạn cần sơ chế thịt nạc vai sạch sẽ bằng cách rửa với nước muối pha loãng rồi vớt ra để cho ráo nước
Sau đó, bạn thái thành từng miếng có độ dày 1cm và đường kính khoảng 20cm
Bước 2: Ướp thịt
Cho phần thịt đã thái vào một cái chậu hoặc âu đựng lớn. Tiếp đó, cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị trên vào thịt
Đeo gang tay vào và trộn thật đều các gia vị với thịt. Sau đó bọc kín chậu thịt lại và bảo quản chúng trong 6 – 8 giờ với nhiệt độ lạnh
Bước 3: Nướng thịt
Sau khi đủ thời gian ướp thịt trên, bạn lấy chúng ra và xiên từng miếng vào que xiên lò nướng thịt doner kebab
Khởi động lò ở nhiệt độ 180 độ C trước 10 phút. Tiếp theo, bạn gắn trục xiên vào lò nướng thịt và nướng chúng trong khoảng 20 phút là được
Cách làm nước sốt bánh mì thổ nhĩ kỳ
Nếu chỉ có vỏ bánh mì và nhân thịt nướng ngon thôi thì chưa đủ. Bạn cần phải chuẩn bị và có thêm cách làm nước sốt bánh mì nữa! Vậy cách làm nước sốt bánh mì như thế nào hay món bánh này sử dụng loại nước sốt gì bạn đã biết hay chưa. Nếu chưa thì lưu ngay vào nhật khí làm bếp công thức làm nước sốt này ngay nhé!
Thông thường, bánh mì thổ nhĩ kỳ sẽ ăn kèm với 3 loại nước sốt chính đó là sốt mayonnaise, sốt cà và sốt tương. Cách làm 3 loại nước sốt này cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị các nguyên liệu sau đây
Sốt mayonnaise
Nguyên liệu bạn chuẩn bị
- 4 lòng đỏ trứng gà
- Muối tiêu
- Nước cốt chanh
- Dầu ăn
Các bước thực hiện
- Bạn cho 4 lòng đỏ trứng gà với dầu ăn vào tô. Sau đó đánh đều trứng lên và lần lượt cho thêm chút muối tiêu, nước cốt chanh vào.
- Thực hiện đánh cho đến khi hỗn hợp bông lên là đã hoàn thành công đoạn nước sốt mayonnaise
- Khi thưởng thức vị của loại nước sốt mayonnaise, bạn sẽ thấy có vị chua, béo ngậy và thơm nồng
Sốt tương ớt
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Ớt tươi: 500 gram
- Cà chua: 200 gram
- Tỏi: 50 gram
- Gia vị: Đường, muối, giấm gạo
Cách bước thực hiện
- Tỏi bóc vỏ, ớt và cà chua rửa sạch với nước rồi thái thành hạt lựu
- Cho tất cả các nguyên liệu trên vào một nồi nước xâm xấp đun sôi rồi vớt ra
- Tiếp theo, bạn cho nguyên liệu trên cùng ít nước vào xay nhuyễn
- Dùng rây lọc để lọc qua hỗn hợp lấy phần nước, loại bỏ phần bã hat
- Cuối cùng, bạn cho vào nồi đun sôi nêm thêm 3 thìa cafe đường, 1 thìa cafe muối ăn nguyên chất và 2 thìa cafe giấm là xong
Cách hoàn thiện bánh mì thổ nhĩ kỳ
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Vỏ bánh mì
- Xà lách
- Bắp cải tím
- Cà chua
- Dưa leo
- Nhân thịt
- Nước sốt mayonnaise, tương cà hoặc tương ớt
>> Xem thêm cách làm bánh mì bằng nồi cơm điện
Các bước thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Xà lách bỏ phần lá dập hư và phần gốc đi, rửa sạch với nước muối pha loãng, vớt ra để ráo nước
Bắp cải tím thái mỏng, rửa sạch và cũng để cho ráo nước
Cà chua và dưa leo rửa sach thái thành những lát mỏng
Bước 2: Hoàn thiện phần bánh mì thổ nhĩ kỳ
Khi các nguyên liệu trên đã hoàn thành, bạn cắt phần vỏ bánh mì thành 6 miếng bằng nhau
Sau đó cho phần rau xà lách, rau bắp cải tím, dưa chuôt, cà chua vào giữa bánh mì.
Tiếp đó, xếp thịt cắt miếng lên trên và chan cùng nước sốt ăn kèm (sốt mayonnaise, tương cà hoặc tương ớt) là xong
Bí quyết làm bánh mì thành công
Để làm bánh mì thành công, dưới đây là một số bí quyết quan trọng:
- Chọn nguyên liệu chất lượng: Sử dụng bột mì có độ protein cao để có cấu trúc mềm mịn và đàn hồi cho bánh mì. Chọn men nở tốt và nước sạch để đảm bảo thành phẩm tốt nhất.
- Đo lường chính xác: Đo lường các thành phần nguyên liệu theo đúng tỷ lệ và cân chính xác để đạt được cân bằng hoàn hảo trong công thức làm bánh mì.
- Trộn bột đều: Trước khi nướng, hãy trộn bột đều để đảm bảo phân bổ đồng đều các thành phần trong bột. Đảm bảo không có bất kỳ vết cặn hay khối bột nào còn lại trong hỗn hợp.
- Knead (bóp, nhồi) bột đúng cách: Knead bột trong khoảng 10-15 phút để phát triển gluten, làm cho bột mịn màng và đàn hồi hơn. Bạn có thể sử dụng máy trộn hoặc thực hiện thủ công.
- Thời gian nở phù hợp: Để bột nở đúng mức, hãy đặt bột trong một nơi ấm áp và không có luồng gió. Thời gian nở thích hợp có thể khác nhau tùy thuộc vào công thức và điều kiện môi trường.
- Nướng bánh đúng thời gian và nhiệt độ: Đặt lò nhiệt độ phù hợp và nướng bánh trong thời gian quy định trong công thức. Theo dõi quá trình nướng để đảm bảo bánh mì chín đều và có màu vàng đẹp.
- Làm mời bánh mì: Trước khi nướng, bạn có thể chấm nước lên bề mặt bánh để tạo độ ẩm và làm cho bánh mì có vỏ mời và giòn.
- Lưu trữ và bảo quản đúng cách: Sau khi làm bánh, hãy để bánh mì nguội hoàn toàn trước khi lưu trữ. Đặt bánh mì trong túi đựng thực phẩm hoặc hộp kín để giữ độ tươi mềm và tránh bị khô.
- Thử nghiệm và cải tiến: Đừng sợ thử nghiệm và điề
Với hương vị đa dạng và độc đáo, bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ là một món ăn thú vị để thưởng thức và khám phá nền ẩm thực của vùng Đông Nam Âu. Bạn có thể thưởng thức loại bánh mì này trong nhà hàng hoặc học cách làm bánh mì Thỗ Nhĩ Kỳ tại nhà.