Khi nói đến nước nho ép, ta nghĩ ngay đến một đồ uống tự nhiên, phong phú về hương vị và giàu dinh dưỡng. Nước nho ép được làm từ quả nho tươi ngon, với hương thơm đặc trưng và vị ngọt tự nhiên của quả. Với màu sắc tươi sáng và thành phần dinh dưỡng đáng kể, nước nho ép không chỉ là một lựa chọn thú vị mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của chúng ta.
Nước ép nho là gì?
Nước ép nho là một loại đồ uống được làm từ quả nho tươi. Quả nho là một loại quả mọng, có nhiều loại và màu sắc khác nhau như nho đỏ, nho xanh, nho tím, và nho đen. Nước ép nho được tạo ra bằng cách ép hoặc xay nhuyễn quả nho để lấy nước hoặc nước trái cây tự nhiên.
Quả nho có hàm lượng nước cao và chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin C, vitamin K, chất chống oxy hóa và các chất chống vi khuẩn. Nước ép nho thường có hương vị ngọt tự nhiên và có thể có một chút chua tùy thuộc vào loại nho và quy trình chế biến.
Nước ép nho thường được thưởng thức trong trạng thái tươi lạnh và không chứa chất bảo quản hoặc đường tinh luyện. Nó có thể được uống trực tiếp, sử dụng làm thành phần cho các loại cocktail hoặc hỗ trợ trong quá trình chế biến các loại món ăn, tráng miệng hoặc thức uống khác.
Với hương vị tươi mát và giàu chất dinh dưỡng, nước ép nho là một lựa chọn tuyệt vời để tận hưởng vị ngọt tự nhiên của quả nho và cung cấp cho cơ thể những lợi ích dinh dưỡng.
>> Xem thêm nước ép xoài xanh
Tác dụng của nước nho ép
Nước nho ép có nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe do chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất chống oxi hóa. Dưới đây là một số tác dụng chính của nước nho ép:
- Bổ sung chất chống oxi hóa: Nước nho ép chứa các chất chống oxi hóa như polyphenol, resveratrol và flavonoid, giúp chống lại tác động của các gốc tự do trong cơ thể. Điều này có thể giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương và ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến oxi hóa.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Nước nho ép chứa vitamin C và các chất chống vi khuẩn, giúp tăng cường hệ miễn dịch và đề kháng cơ thể. Việc tiêu thụ nước nho ép thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và bệnh tật.
- Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Các chất chống oxi hóa và flavonoid có trong nước nho ép có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch. Chúng có khả năng làm giảm mức cholesterol xấu (LDL) và tăng mức cholesterol tốt (HDL), làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ.
- Tăng cường sức mạnh xương: Nước nho ép chứa một số khoáng chất như kali, magiê và canxi, các yếu tố quan trọng cho sự phát triển và duy trì sức mạnh xương. Việc tiêu thụ nước nho ép có thể giúp giảm nguy cơ loãng xương và bệnh xương khớp.
- Giảm nguy cơ ung thư: Một số nghiên cứu cho thấy các chất chống oxi hóa trong nước nho ép có khả năng ngăn ngừa sự phát triển và sự lan tỏa của tế bào ung thư. Đặc biệt, resveratrol, một chất chống oxi hóa quan trọng trong nước nho ép, đã được liên kết với khả năng ngăn ngừa ung thư.
Ngoài ra, nước nho ép còn có thể giúp cung cấp năng lượng, giải độc cơ thể, cải thiện chức năng tiêu hóa và tăng cường sức khỏe da.
Cách làm nước nho ép cực kì hữu hiệu
1. Nước nho ép xanh
Nguyên liệu:
- 300g nho xanh
- ½ quả chanh
- Một nhánh gừng nhỏ (tùy chọn)
- Vài nhánh lá bạc hà
Cách làm:
- Cách chọn mua nguyên liệu: Nho chọn lựa chùm đều quả, không dập hoặc hỏng. Bên cạnh đó, cần quan sát nếu có lớp phấn bám trên vỏ thì đó là chùm nho ngon, còn tươi mới.
- Sơ chế nguyên liệu: Bạn rửa cả chùm trước để bớt bụi bẩn rồi mới tách nho ra khỏi cuống và rửa lại cẩn thận hơn. Tiếp theo, bạn vớt nho ra rửa lại với nước sạch, để ráo nước. Chanh vắt lấy nước cốt. Gừng và lá bạc hà rửa sạch.
- Ép nguyên liệu: Cho lần lượt nho, gừng, lá bạc hà vào ép. Cuối cùng, cho nước cốt chanh vào và thưởng thức thôi.
Thành phẩm:
- Nước ép nho xanh sẽ có màu trong nhẹ, vị thanh và thường không ngọt gắt. Đây là một trong những nước ép trái cây tốt cho trẻ em nên mọi người thường xuyên làm cho các bạn nhỏ.
2. Nước ép nho đen
Nguyên liệu:
- 300g nho đen
- ½ quả chanh
- 1 muỗng cà phê gừng nạo (tùy chọn)
- Vài nhánh lá bạc hà
Cách làm:
- Cách chọn mua nguyên liệu: Vì nho đen thẫm màu hơn nên việc lựa được chùm tươi ngon theo quả sẽ khó phát hiện hơn nho xanh. Vì vậy, bạn có thể nhìn phần cuống: Nho tươi mới hái có cuống xanh và cứng, còn nho để lâu ngày, cuống sẽ có màu nâu đen, héo úa. Nếu chùm nho có cuống héo nhưng quả tươi thì có khả năng đã bị ngâm hóa chất bảo quản.
- Sơ chế nguyên liệu: Ở Việt Nam, nho đen thường không được nhiều nhà vườn trồng bằng nho xanh, nho đỏ… mà thường nhập khẩu. Bạn chọn nơi uy tín, nguồn gốc nhập khẩu rõ ràng để yên tâm ép thô cả vỏ được.
Với các loại nhập này, quả thường đã được làm sạch và để bảo quản lạnh rồi. Bạn chỉ cần tách khỏi cuống và rửa sơ lại là được nhé. Nước cốt chanh, gừng, lá bạc hà sơ chế tương tự như ép nho xanh.
- Ép nguyên liệu: Bỏ các nguyên liệu trên vào máy để được ly nước ép hấp dẫn. Riêng nước cốt chanh sẽ cho cuối cùng và hòa tan trực tiếp để lên vị rõ ràng và ngon miệng hơn.
Thành phẩm:
- Ly nước ép cuối cùng sẽ có màu sẫm nhìn hấp dẫn và thú vị. Với những lợi ích diệu kỳ đem lại như bù nước, bổ sung năng lượng, phòng chống bệnh mãn tính… nước ép nho đen là sự lựa chọn yêu thích của nhiều người.
3. Nước ép nho đỏ
Nguyên liệu:
- 300g nho đỏ
- ½ quả chanh
- 1 muỗng cà phê gừng nạo (tùy chọn)
- Vài nhánh lá bạc hà
Cách làm:
- Cách chọn mua nguyên liệu: Giống nho đỏ thường là những trái tròn, da mỏng, quả mọng nước nên sẽ cần lưu ý trong khâu chọn lựa hơn vì dễ bị bầm dập. Tuyệt đối không chọn quả mềm nhũn, có mùi lạ và xuất hiện các vết chấm lốm đốm trên vỏ. Đây là những quả có sâu bệnh hoặc bị ngâm hóa chất.
- Sơ chế nguyên liệu: Trong quá trình rửa nho, bạn thao tác nhẹ tay để tránh làm dập nát quả, sẽ ảnh hưởng đến màu sắc và chất lượng thức uống.
- Ép nguyên liệu: Sau khi các nguyên liệu đã được làm sạch và thật ráo nước, bạn cho nho đỏ (bỏ cuống), gừng, lá bạc hà vào máy ép. Thành phẩm sẽ là ly nước màu đỏ độc đáo, hòa tan với nước cốt chanh. Thật hấp dẫn và đơn giản để thưởng thức bất cứ lúc nào.
Thành phẩm:
- Nhiều người cảm thấy sẽ ngon hơn khi uống nước ép lạnh. Lời khuyên của True Juice là bạn nên thưởng thức ngay khi hoàn tất các bước làm trên để giữ được các dưỡng chất tốt nhất, cũng như nguyên liệu tươi ngon hơn.
Và sao không uống luôn, khi nước ép nho đỏ có vị dễ chịu và màu sắc bắt mắt này nhỉ?
4. Nước ép nho và táo
Nguyên liệu:
- 200g nho (tùy loại theo sở thích)
- 1 quả táo
- ½ quả chanh
- Vài nhánh lá bạc hà
Cách làm:
- Cách chọn mua nguyên liệu: Với các tips chọn nho ở trên, bạn có thể lựa được chùm quả chất lượng. Với táo, bạn cũng nên chọn nơi mua có nguồn gốc rõ ràng như trong siêu thị, cửa hàng nhập khẩu hoa quả… để yên tâm. Chọn quả tươi cuống và không bị dập.
- Sơ chế nguyên liệu: Nho rửa sạch, bỏ cuống và để ráo. Làm sạch táo và cắt miếng vừa ép (bạn có thể vẫn giữ cả vỏ lẫn hạt). Chanh lấy nước cốt.
- Ép nguyên liệu: Cho nho và lá bạc hà ép trước, táo vào sau để phần bã của táo sẽ đẩy tốt hơn, giúp vệ sinh máy hiệu quả. Ly nước ép mix này sẽ “hoàn hảo” hơn nếu bạn cho nước cốt chanh vào đó.
Thành phẩm:
- Công thức kết hợp cùng táo chưa bao giờ làm người thưởng thức phải thất vọng. Mùi vị nhẹ nhàng, hòa quyện hoàn hảo và cực kỳ bổ dưỡng. Bạn nên làm công thức này thường xuyên nếu muốn tăng cường sức khỏe nhé.
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỚI NƯỚC ÉP NHO
1. Nho đen, nho đỏ, nho xanh khác gì nhau không?
Màu sắc của mỗi loại nho sẽ đem lại những trải nghiệm về hương vị khác nhau. Để nói giống nào ngon nhất là lựa chọn cá nhân: Nho xanh thường chua (đôi khi hơi chát nhẹ), trong khi càng thẫm màu thì quả càng ngọt. Tuy nhiên, vị nào cũng đáng để thử.
Về mặt dinh dưỡng, ba loại đều được đánh giá có hàm lượng tương đương nhau. Dù vậy, nồng độ flavonoid – chất chống các bệnh mãn tính, sẽ tạo nên màu đỏ và cao hơn nữa là màu đen. Có thể vì thế mà nhiều người yêu thích sử dụng nho đen hơn.
2. Ép nho có cần bỏ hạt?
Không giống như hột xoài, hột mít… để bỏ hạt nho sẽ rất mất công và thời gian. Và chúng ta cũng không nên bỏ đi, khi đây chính là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của quả nho, cực kỳ bổ dưỡng cho sức khỏe như phòng chống nguy cơ ung thư, tim mạch…
Sử dụng hạt nho sẽ giúp bạn giảm cân nữa với khả năng đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và gây ức chế, làm giảm mức độ hấp thu chất béo trong cơ thể.
3. Có nên uống nước ép nho hàng ngày?
Nho có thể ăn quanh năm từ nguồn tự trồng trong nước lẫn nhập khẩu. Tuy nhiên, hàm lượng calo trong nho khá nhiều trong khi chất xơ lại không dồi dào nên có khả năng gây tăng cân nếu bạn ít vận động.
Vì vậy, 200 ~ 400 gram nho mỗi ngày sẽ là lý tưởng nhất.
4. Nước ép nho tốt cho bé?
Trẻ em thường rất thích nước ép vì hương vị thơm ngon, uống dễ dàng và cha mẹ yên tâm bổ sung dinh dưỡng. Với nước ép nho, đặc biệt là nho trắng, sẽ có hàm lượng đường cân bằng và không có sorbitol, ít có khả năng phá vỡ dạ dày bé nhỏ của trẻ và tiêu hóa dễ dàng hơn.
5. Nước ép nho lên men có tốt không?
Chúng ta không lạ gì rượu vang – chính là nho lên men tự nhiên được chưng cất lâu ngày và biết tác dụng tới sức khỏe nếu mỗi ngày bạn dùng một lượng nhỏ.
Trong quá trình lên men tự nhiên nước nho sản sinh ra các men vi sinh sống, các lợi khuẩn có lợi cho hệ vi sinh đường ruột. Dù vậy bạn chỉ nên dùng vừa đủ, không nên lạm dụng uống quá nhiều. Bệnh nhân đái tháo đường không nên sử dụng.
6. Có nên uống nước ép nho ngâm đường?
Nho ngâm đường sau một thời gian sẽ lên men, để lâu trở thành rượu nho. Việc sử dụng nho ngâm đường với liều lượng đều đặn mỗi ngày sẽ giúp mọi người ăn ngon miệng hơn, lưu thông máu, đào thải độc tố và ngăn ngừa bệnh hiệu quả.
Nho ngâm đường thường được làm theo tỷ lệ 3 nho : 1 đường, đậy kín và để nơi thoáng mát. Sau khoảng 10 ngày, bạn có thể chắt nước và sử dụng được để uống rồi.
Việc thưởng thức nước nho ép không chỉ mang lại vị ngọt tự nhiên của quả nho mà còn mang đến sự tươi mát và hương thơm đặc trưng của nước trái cây tự nhiên. Đặc biệt, nước nho ép không chứa chất bảo quản hay đường tinh luyện, là một lựa chọn lành mạnh cho mọi người.