Nước ép bưởi có nhiều tác dụng có lợi đối với sức khỏe, bao gồm:
- Cung cấp vitamin C: Nước ép bưởi là một nguồn tuyệt vời của vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch và giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài.
- Chống oxy hóa: Bưởi chứa nhiều chất chống oxy hóa, như polyphenol và vitamin C, giúp ngăn chặn tổn thương tế bào do các gốc tự do và bảo vệ tế bào khỏi quá trình lão hóa.
- Tăng cường tiêu hóa: Nước ép bưởi có chứa enzym có khả năng tiêu hóa protein, giúp cải thiện quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng.
- Hỗ trợ giảm cân: Nước ép bưởi có thể giúp giảm cân nhờ chứa ít calo, giàu nước và chất xơ. Đồng thời, nó cũng giúp cung cấp cảm giác no lâu hơn.
- Giảm nguy cơ các bệnh tim mạch: Bưởi chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất xơ, có thể giúp giảm mức cholesterol và huyết áp, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
- Hỗ trợ quá trình tiểu đường: Nước ép bưởi có chứa chất xơ và các chất chống oxy hóa, giúp kiểm soát đường huyết và hỗ trợ quá trình điều trị tiểu đường.
- Giúp giải khát và làm mát cơ thể: Với hàm lượng nước cao, nước ép bưởi là một lựa chọn tuyệt vời để giải khát và làm mát cơ thể trong những ngày nóng.
Tuy nhiên, nên lưu ý rằng nước ép bưởi có thể gây dị ứng hoặc tương tác với một số loại thuốc. Nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe hay đang dùng thuốc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nước ép bưởi trong chế độ ăn uống của mình.
Ai không nên uống nước bưởi
Mặc dù nước ép bưởi mang nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng cũng có một số nhóm người nên hạn chế hoặc không uống nước bưởi. Những nhóm này bao gồm:
- Người có tiền sử dị ứng: Nếu bạn có tiền sử dị ứng với bưởi hoặc các loại trái cây khác thuộc họ Citrus, nên tránh uống nước ép bưởi để tránh các phản ứng dị ứng như viêm da, ngứa, hoặc mẩn ngứa.
- Người bị dị ứng với chất xơ: Nước ép bưởi chứa một lượng lớn chất xơ, và có thể gây khó chịu hoặc tăng triệu chứng cho những người bị dị ứng với chất xơ, như buồn bụng, khó tiêu, hoặc khó thở.
- Người bị bệnh dạ dày hoặc dạ dày nhạy cảm: Do tính axit của nước ép bưởi, nếu bạn có vấn đề về dạ dày như viêm loét dạ dày hoặc dạ dày nhạy cảm, nước ép bưởi có thể gây kích thích và làm tăng triệu chứng.
- Người đang dùng thuốc: Một số loại thuốc như thuốc chống loạn nhịp tim (như beta-blocker), thuốc chống co giật (như carbamazepine) và thuốc ức chế men gan (như warfarin) có thể tương tác với thành phần của bưởi, gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoặc tác dụng phụ của thuốc. Do đó, trước khi uống nước ép bưởi, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nhà dược để được tư vấn thích hợp.
Ngoài ra, nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hoặc đang trong quá trình điều trị bệnh, luôn tốt nhất để tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thay đổi chế độ ăn uống của mình.
Top 5 cách làm nước ép bưởi mix giảm cân, đẹp da tại nhà
1. Nước ép bưởi táo
Nguyên liệu:
– 1 quả bưởi
– 1 quả táo
– ½ quả chanh
Cách làm nước ép bưởi táo:
– Chọn nguyên liệu: Chọn quả bưởi có lớp vỏ bên ngoài căng, bóng, hơi ửng vàng. Quả nên tròn đều, khi cầm trên tay thấy nặng, chắc thì bưởi ngon, mọng nước, không bị khô xơ bên trong. Táo chọn quả tươi, đều màu, không dập hỏng.
– Sơ chế: Bưởi rửa và gọt vỏ, tách múi rồi bỏ hạt. Táo rửa sạch, đem để ráo nước rồi cắt miếng vừa ép mà không cần bỏ vỏ và hạt. Chanh vắt lấy nước cốt.
Lưu ý: Bạn có thể sử dụng công cụ chuyên dụng vắt trái cây để lấy nước cốt bưởi (chỉ cần bổ đôi rồi ép lấy nước như cam).
– Ép / Xay: Cho lần lượt múi bưởi rồi táo vào máy ép. Bạn có thể dùng máy sinh tố để xay mịn cả 2 nguyên liệu với chút nước, rồi đem bỏ bã giữ lấy nước. Hòa tạn nước ép bưởi táo với nước cốt chanh.
– Thành phẩm: Ly nước có màu trong, nhìn thơm nhẹ hấp dẫn, vị chua nhẹ mà ngọt thanh. Bạn có thể cân nhắc làm gấp đôi số nguyên liệu vì nhiều người sẽ muốn uống thêm đó!
2. Nước ép bưởi mật ong
Nguyên liệu:
– 1 quả bưởi
– 3 thìa mật ong
Cách làm nước ép bưởi mật ong:
– Chọn nguyên liệu: Quan sát các nốt gai trên lớp vỏ quả bưởi, bạn thấy gai càng to thì quả bưởi đó càng chín, già, ngon. Mật ong tìm mua nơi uy tín, không pha đường (tốt nhất là mật ong rừng nguyên chất).
– Sơ chế: Bưởi gọt vỏ, lấy phần thịt ăn được, bỏ lại các lớp màng và hạt.
– Ép / Xay: Bưởi ép lấy nước bằng máy ép hoặc máy xay sinh tố lọc bỏ bã. Hòa nước ép với mật ong và thưởng thức
– Thành phẩm: Ly nước ngon miệng, giúp bạn đẹp dáng đẹp da nên được nhiều người bổ sung vào thực đơn làm đẹp của mình.
3. Nước ép bưởi xanh
Nguyên liệu:
– 1 quả bưởi xanh
– ½ quả chanh
Cách làm nước ép bưởi xanh:
– Chọn nguyên liệu: Quan sát các nốt gai trên lớp vỏ của trái bưởi, thấy gai càng to thì trái bưởi đó càng chín già và ngon. Không chọn những trái bưởi có các nốt gai nhỏ, mật độ gai dày vì sẽ thường non, khi ăn hoặc ép nước cho vị không ngọt.
– Sơ chế: Bưởi cắt bỏ vỏ, lấy tép bưởi và bỏ đi cả hạt. Nếu như quả bưởi nhỏ, vỏ mỏng thì bạn có thể sử dụng dụng cụ vắt cam để chắt lấy nước ép nhanh hơn.
– Ép / Xay: Để làm nước ép bưởi xanh, bạn có thể sử dụng máy xay sinh tố hoặc máy ép trái cây. Với máy xay, hầu như nhà nào cũng có nhưng nếu sử dụng để làm nước ép bưởi thì bạn sẽ phải thực hiện nhiều công đoạn hơn.
– Thành phẩm: Nước ép bưởi xanh sẽ có màu ngả vàng nhẹ, được nhiều người thích vì chua dịu. Nếu uống khi khát nước thì sẽ rất sảng khoái.
4. Nước ép bưởi mix cà chua
Nguyên liệu:
– 1 quả bưởi
– 2 quả cà chua
– ½ quả chanh
Cách làm nước ép bưởi cà chua:
– Chọn nguyên liệu: Cà chua là loại quả da mỏng, thịt mềm nên cần lưu ý khi chọn để tránh quả bị hỏng hoặc chín nẫu, sẽ kém chất lượng.
– Sơ chế: Làm vệ sinh bưởi giống như các cách làm phía trên. Đối với cà chua, nên ngâm kỹ, sau đó để ráo nước và cắt miếng.
– Ép / Xay: Ép bưởi và cà chua bằng máy ép hoa quả là lý tưởng nhất. Nếu không thì bạn có thể dùng máy xay sinh tố để thay thế cũng được, chỉ cần lọc bỏ bã, giữ lại phần nước và hòa cùng nước cốt chanh.
– Thành phẩm: Nước ép bưởi cà chua có màu cam hồng hấp dẫn và đáng yêu như hương vị vậy. Nếu thấy thức uống hơi thiên chua không hợp khẩu vị thì bạn có thể hòa thêm thìa cafe muối hồng. Nhưng True Juice vẫn khuyên bạn uống ngay và không hòa thêm các tạp chất.
>> Tìm hiểu thêm về nước ép cà rốt
5. Nước ép bưởi dứa
Nguyên liệu:
– 1 quả bưởi
– 1 quả dứa
– ½ quả chanh
Cách làm nước ép bưởi dứa:
– Chọn nguyên liệu: Đối với dứa, chọn những quả màu đều, mắt mở to. Tùy vào khẩu vị, bạn có thể chọn quả dài (thường chua) hơn những quả tròn.
– Sơ chế: Bưởi rửa qua, gọt vỏ, bỏ hạt chỉ lấy tép múi quả. Dứa vệ sinh, bỏ cuống và vỏ (có thể không cần bỏ mắt) rồi cắt miếng để ép.
– Ép / Xay: Lần lượt ép bưởi và dứa bằng máy ép, hoặc xay cả 2 bằng máy xay rồi lọc bỏ bã, chỉ lấy nước ép. Sau cùng, vắt nước chanh vào hỗn hợp khuấy đều.
– Thành phẩm: Thức uống có màu vàng óng bắt mắt và ngon miệng. Mùi cũng rất thơm nên rất có thể trở thành công thức nước ép yêu thích của bạn đấy.
Uống nước ép bưởi đúng cách
1. Uống nước bưởi nhiều có tốt không
Mặc dù nước ép bưởi có nhiều công dụng tốt cho cơ thể nhưng không nên lạm dụng việc uống nước ép bưởi nhiều vì sẽ có những ảnh hưởng nhất định.
Một vài tác dụng phụ nếu sử dụng nước ép bưởi quá mức:
– Có thể gây hại cho phổi: Do trong bưởi có tính hàn có thể thẩm thấu đến phổi.
– Giảm chức năng hệ tiêu hóa: Nước ép bưởi có chứa khá nhiều acid nếu sử dụng mỗi ngày có thể gây tổn hại cho dạ dày, đặc biệt có khả năng tăng dịch vị trong dạ dày và gây viêm.
– Thừa Vitamin C: Lạm dụng nước ép bưởi có thể gây thừa vitamin C gây nên viêm loét dạ dày, tiêu chảy và đau bụng, ngoài ra còn có thể tích tụ oxalate, urat dễ gây sỏi thận
2. Nước ép bưởi để được bao lâu
Trong trường hợp bạn có dư nước ép bưởi hoặc muốn ép nhiều một lần để dùng liên tục, hãy lưu ý vấn đề bảo quản nhé.
Lý tưởng nhất là bạn uống nước ép ngay khi vừa ép xong, cách này sẽ đem lại hương vị tươi ngon và hàm lượng dinh dưỡng trong nước ép cũng nhiều nhất. Tuy nhiên, nếu cần lưu trữ, nước ép bưởi sẽ bị giảm chất lượng theo thời gian. Tốc độ biến đổi màu sắc và hao hụt dinh dưỡng tùy thuộc vào độ tươi của nguyên liệu, dụng cụ và điều kiện bảo quản, loại máy ép, nhiệt độ, ánh sáng…
Nếu được ép từ loại máy tốt (không phải máy xay sinh tố có hòa nước và lọc bỏ bã thủ công) và bảo quản lạnh liên tục dưới 5 độ C, nước ép bưởi có thể để được trong vòng 3 ngày.
3. Uống nước ép bưởi lúc nào là tốt nhất
Giống như các loại nước ép khác, việc uống một ly nước ép bưởi vào buổi sáng sẽ giúp cơ thể bạn phản ứng tốt với hệ tiêu hóa và góp phần thúc đẩy quá trình xử lý những thực phẩm còn tồn đọng từ ngày hôm trước.
Bạn cũng có thể uống một cốc nước ép bưởi trước mỗi bữa ăn với mục đích làm giảm hàm lượng insulin, đẩy lùi cơn đói, ngăn chặn tình trạng thèm ăn và kiểm soát bệnh tiểu đường.
Uống nước ép bưởi vào buổi tối
Việc bổ sung đều đặn một cốc nước ép bưởi vào buổi tối sẽ giúp bạn duy trì độ ẩm làn da, làm giảm lỗ chân lông, bảo vệ da khỏi bị khô, mụn trứng cá và trẻ hóa làn da…
Cần lưu ý là nếu không bị bệnh về dạ dày, bạn có thể uống nước ép bưởi vào buổi tối, trước bữa ăn khoảng 30 phút. Nếu không, bạn nên uống sau bữa tối để đảm bảo bụng không bị đau, khó chịu nhé.
4. Uống nước ép bưởi như thế nào để giảm cân
Mỗi ngày bạn nên uống nước ép bưởi trước và sau khi ăn để tăng hiệu quả giảm cân.
– Trước mỗi bữa ăn khoảng 30 phút để các chất trong bưởi làm giảm sản sinh insulin, tạo cảm giác no. Vì thế, khi vào bữa ăn chính, bạn có thể kiểm soát được lượng thức ăn mỗi bữa của mình hiệu quả hơn.
– Ngoài ra, sau bữa ăn khoảng 15 phút, bạn có thể ăn 1 múi bưởi. Các enzyme và axit trong bưởi giúp cơ thể chuyển hóa thức ăn và dạ dày tiêu hóa thức ăn nhanh hơn, trung hòa các chất béo và giúp hạn chế việc tích tụ mỡ trong cơ thể.
Lưu ý: Không nên uống nước ép bưởi với đường để đạt hiệu quả hơn.